Kịch bản tổ chức hội thảo là phần vô cùng quan trọng. Bởi hội nghị hội thảo là những sự kiện đòi hỏi cao về tính nghiêm túc và chuyên nghiệp. Để tạo nên bầu không khí đúng nghĩa cho hội thảo, cần đầu tư kỹ lưỡng cho phần kịch bản. Dưới đây là mẫu kịch bản được Đất Việt Event dành nhiều thời gian biên soạn. Cùng tham khảo ngay nhé!
Khác với những sự kiện khác, hội thảo và hội nghị là những sự kiện đem đến kiến thức cho người tham dự. Vậy nên, mọi quá trình tổ chức đều cần tính chính xác cao.
Để hội thảo đạt đến được các giá trị nhất định, đơn vị tổ chức cần có kiến thức chuyên sâu. Không những thế, từ khâu chuẩn bị hậu trường đến khi diễn ra sự kiện luôn cần được giám sát kỹ. Có vậy thì sự kiện mới diễn ra thành công như mong đợi.
Thành công của mọi hội thảo bắt nguồn từ một kịch bản chuyên nghiệp. Viết kịch bản cho sự kiện chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo mẫu kịch bản dưới đây nhé!
Khách mời là thành phần vô cùng quan trọng cho mọi sự kiện. Sự hài lòng của khách mời tạo nên sự thành công cho sự kiện. Vậy nên, tạo thiện cảm đối với khách tham dự ngay từ đầu là điều không nên xem nhẹ.
Đón tiếp khách mời là phần không thể thiếu trong kịch bản tổ chức hội thảo. Thái độ niềm nở, vui vẻ là cách tối ưu để thể hiện sự tôn trọng. Đơn vị tổ chức cần phải bố trí một đội ngũ chuyên chào đón, hướng dẫn. Điều này sẽ khiến khách mời bớt lúng túng khi tham dự sự kiện.
Nên để đội ngũ tiếp tân trong doanh nghiệp đảm nhận vị trí đón tiếp khách mời. Cần bố trí 4-6 nhân sự cho vị trí này. Họ sẽ đứng ở cổng sự kiện để hướng dẫn vị trí đỗ xe và lối vào sự kiện. Khi sự kiện kết thúc thì đội ngũ này sẽ đứng ở cổng để tiễn khách mời.
Trước khi tiến hành lễ khai mạc, đơn vị cần ổn định tổ chức. Đơn vị nên lồng ghép 1-2 tiết mục văn nghệ đặc sắc trong phần khai mạc. Đây là cách để giảm đi sự căng thẳng cho buổi hội thảo cũng như khách mời.
Tiếp đến, MC tiến hành tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Đại biểu bao gồm khách mời quan trọng và lãnh đạo cấp cao của đơn vị tổ chức. Khi nghe MC giới thiệu đến tên đại biểu nào thì đại biểu đó đứng lên chào khán giả.
Trong không khí trang trọng của lễ khai mạc, chủ tọa hội nghị vinh dự đọc diễn văn khai mạc. Một số đại biểu khách mời phát biểu về hội thảo. Ban tổ chức tiến hành thông qua kế hoạch và bắt đầu buổi hội thảo.
Thời gian thảo luận kéo dài từ 3-5 tiếng. Thảo luận là hoạt động chủ yếu trong hội thảo. Trong kịch bản, cần liệt kê một vài vấn đề chính xoay quanh chủ đề của hội thảo.
Do giới hạn về thời gian nên hội thảo không thể đề cập đầy đủ 100% vấn đề thảo luận. Chính vì vậy mà kịch bản nên có các gợi ý hỗ trợ diễn giả nói đúng trọng tâm. Ngoài ra, cần tăng tương tác bằng các câu hỏi để giảm bớt sự nhàm chán cho người tham dự.
Lễ bế mạc diễn ra sau khi hoàn thành chương trình hội thảo. Lãnh đạo ban tổ chức thay mặt toàn bộ đơn vị phát biểu bế mạc hội thảo. Ngoài ra, không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến đại biểu và khách mời.
Sau lễ bế mạc, người tham dự có thể chụp ảnh lưu niệm cùng chương trình. Cuối cùng, tiến hành tiễn khách và kết thúc hội thảo. Kịch bản tổ chức hội thảo sẽ kết thúc khi đội hậu cần tiến hành dọn dẹp hội trường sự kiện.
Để hình dung rõ quy trình tổ chức hội thảo, nên xem timeline cho toàn bộ quá trình. Sau đây là mẫu timeline chi tiết và chuyên nghiệp cho kịch bản tổ chức hội thảo:
Nếu bạn đang có nhu cầu tổ chức hội thảo quy mô và chuyên nghiệp, hãy đến ngay với Đất Việt Event! Chúng tôi tự hào là đơn vị tổ chức sự kiện lớn hàng đầu Việt Nam. Mọi quy trình tổ chức đều đảm bảo sự chỉn chu và đúng tiến độ đề ra.
Với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, hứa hẹn mang lại những kịch bản đặc sắc. Dịch vụ tổ chức trọn gói luôn đáp ứng đủ quy mô và nhu cầu cho mọi sự kiện. Chần chờ gì mà không liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!
Trên đây là toàn bộ kịch bản tổ chức hội thảo đã được Đất Việt Event áp dụng thành công. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ nhé! Chúc đơn vị có một hội thảo thành công tốt đẹp!
Xem thêm: